Mục lục
Cách chọn tên miền của người khôn ngoan nghe có vẻ giật tit phải không? Người khôn ngoan ở đây tôi muốn nói đó là người có kinh nghiệm, họ biết họ đang làm gì và phải làm gì. Việc lựa chọn tên miền làm sao để vừa đẹp vừa thân thiện và chuẩn seo là bước đi quan trọng đầu tiên khi bạn bắt đầu tạo lập trang web và marketing online.
I. Cách chọn tên miền có quan trọng không?
Tên miền hay tiếng anh là domain, là một phần quan trọng của website, là địa chỉ để khách hàng, người dùng truy cập vào blog/website của bạn. Cũng như khiến họ phải nhớ đến bạn. Do đó chúng ta không thể chọn tên miền một cách tùy ý được.
Tên miền đẹp, thân thiện, dễ nhớ, hoặc gắn liền với từ khóa liên quan đến nội dung trang web… là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc kỹ trước khi đặt tên miền. Nếu bạn là người mới tham gia vào lĩnh vực kiếm tiền trên mạng chưa sở hữu tên miền hoặc không biết chọn thế nào cho phù hợp thì bài viết này dành cho bạn. Cách chọn tên miền của những người làm Blogging, xây dựng Niche Site hay Affiliate Marketing.
Dưới đây là một số cách chọn tên miền hiệu quả chủ yếu được những người khôn ngoan lựa chọn, cách mua tên miền giá rẻ, kèm theo đó là một vài lời khuyên giúp bạn chọn một tên miền ưng ý nhưng vẫn đạt được các yếu tố quan trọng kể trên.
II. Cách chọn tên miền đẹp theo thương hiệu
Nếu bạn xây dựng Niche site hay Affiliate Site quảng bá về một sản phẩm nào đó hay đơn giản chỉ muốn tạo một Blog cá nhân. Thì đừng do dự mà hãy lựa chọn tên miền theo thương hiệu của bạn. Nếu bạn làm cho công ty hay doanh nghiệp thì lấy tên thương hiệu đặt cho tên miền. Hoặc nếu là Blog cá nhân thì hãy chọn tên hoặc biệt danh của bạn.
Và bạn biết không, gã khổng lồ Google yêu thích và khuyến khích những trang web có ý định xây dựng thương hiệu. Tại sao? Bởi vì họ cho rằng những trang web có ý định xây dựng thương hiệu riêng thường là những trang web sẽ cung cấp cho người dùng những nội dung, bài viết thật sự có giá trị và chất lượng.
Chưa hết, như vậy bạn đã góp phần quảng bá thương hiệu của mình rộng rãi hơn tới người dùng và khách hàng. Khi chọn tên miền bạn cần lưu ý một vài lời khuyên sau:
1. Tương lai và khả năng mở rộng thương hiệu
Hãy nghĩ đến việc bạn có muốn thương hiệu của mình phát triển lâu dài, bền vững và tạo ra thu nhập trong tương lai hay chỉ là niềm đam mê, sở thích nhất thời của bản thân. Để xây dựng một thương hiệu website hay blog bạn cần nhiều thời gian hơn, bằng cách chia sẻ nội dung có giá trị, độc giả, người dùng sẽ theo dõi bạn thường xuyên hơn từ đó ta biến họ thành những khách hàng tiềm năng trung thành.
Bạn không thể bỏ công sức, thời gian và thậm chí tiền bạc của mình ra để xây dựng một blog mà không hề có ý định, kế hoạch trong tương lai một cách rõ ràng. Nó sẽ rất dễ khiến bạn nản lòng và bỏ cuộc.
Vì lẽ đó tôi khuyên các bạn nên lựa chọn tên miền nào đó chung chung một chút. Không nên chọn ngách quá nhỏ. Tên miền chung chung không chỉ phục vụ cho sản phẩm, dịch vụ của bạn ở hiện tại mà tương lai có thể mở rộng ra các sản phẩm, dịch vụ khác nữa.
Vi dụ: Blog của tôi hoangbanh.com – tôi chọn cách xây dựng thương hiệu cá nhân của chính bản thân mình, hướng tới chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn mọi người Kiếm tiền online hay cụ thể Affiliate Marketing. Ví dụ sau này không làm Affiliate nữa hoặc mở rộng sang lĩnh vực khác thì tôi không cần mua tên miền khác để thay thế. Tôi vẫn có thể sử dụng tên miền này.
Hoặc đơn giản khi tôi được nhiều biết đến có người nhắc đến tên tôi: Hoàng Bảnh là ai? Họ sẽ ngay lập tức nghĩ đến tôi – người chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền online. Kiểu kiểu vậy.
Nếu bạn chọn tên miền như kiểu KiemTienVoiThwglobal.COM tên miền này không giúp bạn xây dựng thương hiệu về lâu về dài. Hơn thế ngách quá nhỏ bạn khó mở rộng trong tương lai. Ví như tương lai Thwglobal sập tiệm thì sao bạn có thể dùng tên miền này để quảng bá cho các sản phẩm và dịch vụ khác được.
2. Tên miền ngắn, dễ nhớ
Tên miền chứa thương hiệu càng ngắn càng dễ nhớ càng tốt, tuy nhiên phải đảm bảo về mặt ý nghĩa câu từ. Tên miền đẹp chỉ nên có từ 1 đến 63 ký tự.
Người đọc rất ít khi bookmark lại những trang web mà họ chỉ vô tình lướt qua. Họ chỉ có thể nhớ mang máng. Cho nên hãy chọn tên miền theo thương hiệu nhưng dễ nhớ.
Ví dụ: bttc.vn (báo tuổi trẻ cười) – là tên miền thỏa mãn điều kiện ngắn nhưng chưa thực sự dễ nhớ. Hãy chọn baotuoitrecuoi.vn
3. Tên miền đơn giản nhưng có ý nghĩa
Nếu bạn chọn một tên miền quá phức tạp, khách hàng sẽ khó nhớ được website của bạn, hoặc gõ sai không truy cập được. Và nếu như vậy đối thủ của bạn có tên miền đẹp, đơn giản và ngắn hơn họ sẽ chiếm ưu thế hơn bạn.
Về mặt ý nghĩa, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn tên cho domain. Chọn những từ phải khơi gợi cho người đọc biết rằng trang web của bạn có chủ đề về cái gì khi họ không nhất thiết phải vô trang.
4. Tránh ký tự đặc biệt
Ký tự ở đây bao gồm số và các dấu (-) (+) . Nên tránh chọn tên miền có dạng hoang-ngoc-anh.com. Mặc dù tên miền có ý nghĩa nhưng những dấu gạch ngang kia sẽ khiến người dùng ngại gõ vì nó không tiện tay. Và hơn thế nó rất khó nhớ dễ nhầm lẫn. Ngoài ra đối thủ cùng tên miền với tôi nhưng tên miền của họ đẹp hơn hoangngocanh.com họ sẽ chiếm ưu thế, người dùng thích họ hơn.
Tránh thêm số vào domain, bởi vì nó không thuận tay khi gõ, khó nhớ và dễ gây hiểu lầm khi nói. Ví dụ trang ip2location.com gõ cũng không thực sự thuận tay, mà đặc biệt khi nói, người nghe có thể nhầm thành ipHAIlocation.com (ipTWOlocaiton.com). Chính vì vậy, bạn nên hạn chế dùng những ký tự và số khi đặt tên miền.
5. Chọn đuôi tên miền
Nếu làm trang web cho thị trường Việt Nam thì bạn hãy lựa chọn những đuôi .VN hay .COM.VN. Hoặc làm quốc gia nào thì chọn tên miền quốc gia đó. Chọn đuôi tên miền quốc gia ta sẽ được ưu tiên trên công cụ tìm kiếm của quốc gia đó. Giúp bạn nâng cao vị thế thương hiệu của mình hơn.
Ví dụ: google.ca – tên miền quốc gia Canada, google.us – quốc gia Mỹ,…
III. Cách chọn tên miền đẹp chuẩn và thân thiện SEO
Google có hơn 200 thuật toán khác nhau trong đó có một số thuật toán về tên miền. Vấn đề chọn tên miền sao cho thân thiện với Seo Google cũng là một điểm quan trọng. SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) mục đích cũng chỉ là đua top để được xuất hiện trên trang 1 của các công cụ tìm kiếm. Đạt được điều này giúp bạn tăng lượng truy cập một cách hoàn toàn miễn phí, không cần chạy quảng cáo để kéo traffic tốn kém. Dưới đây là 5 điểm quan trọng khi chọn tên miền chuẩn Seo, thân thiện với Seo.
1. Đuôi tên miền phù hợp
Nếu bạn nhắm đến đối tượng truy cập toàn cầu thì .COM là sự lựa chọn số một. .COM có tính phổ biến nhất và số lượng mua luôn cao hơn các đuôi tên miền khác. Nó đã ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người dùng. Có nhiều người thậm chí chỉ biết đến đuổi tên miền này.
Theo những người làm SEO chuyên nghiệp thì mức độ ưu tiên của Google trên phạm vi toàn cầu cho các đuôi tên miền sẽ theo thứ tự giảm dần như. .com/.net/.org/.info. Hoặc phạm vi ở Việt Nam thì thứ tự ưu tiên sẽ là: .vn/.com/.com.vn/.net/.org/.info.
Hãy chọn những đuôi tên miền được ưu tiên nhất, nếu đã có người khác mua rồi thì hãy thêm một vài chữ (z,az,…) vào sau tên thương hiệu. Ví dụ tôi chọn: hoangbanhz.com, hoangbanhaz.com,… Nếu không thể có cách nào khác thì mới suy nghĩ chọn đuôi khác.
2. Tên miền chứa từ khóa (keyword)
Tên miền chứa từ khóa vẫn được các công cụ tìm kiếm sử dụng trong thuật toán của họ. Nếu bạn kinh doanh hay tiếp thị liên kết cho các sản phẩm như thuốc giảm cân, thời trang, làm đẹp, xe hơi, du lịch, khóa học,… thì những từ khóa sản phẩm này nên được dùng để đặt tên domain.
Tên miền trùng từ khóa tìm kiếm của người dùng sẽ giúp bạn tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Có nhiều cơ hội lên top đầu.
3. Tên miền chứa từ khóa phụ
Việc chọn tên miền có chứa từ khóa chính như cách 2 ở trên đã chỉ hiện tại tương đối khó, bởi lẽ rất nhiều đối thủ đã lựa chọn trước bạn rồi. Vì vậy nếu vẫn muốn đặt từ khóa chính ở tên miền thì bạn nên chọn thêm từ khóa phụ. Ví dụ tên miền chưa từ khóa là dienthoaioppo.com đã được mua trước đó, bạn nên chọn tên khác ví dụ: giadienthoaioppo.com, muadienthoaioppo.com
Đừng lo lắng vì từ khóa của bạn quá dài. Từ khóa dài hay long tail keyword theo các chuyên gia đánh giá thì nó có sức mạnh thậm chí còn hơn cả từ khóa ngắn. Vì nó nhắm chính xác đến cái mà người dùng thật sự cần. Tuy lượng tìm kiếm ít hơn nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Ví dụ người dùng tìm kiếm dien thoai oppo thì điều họ quan tâm đến sẽ chỉ là thông tin về sản phẩm, cấu hình, mẫu mã, kích thước, và có thể là giá cả. Nhưng nếu họ tìm với từ khóa dài hơn như: mua dien thoai oppo o dau thì thật sự họ đang muốn mua sản phẩm này. Tỷ lệ chuyển đổi thành sale vì vậy cũng sẽ cao hơn.
4. Tên miền chứa địa danh, địa điểm
Bạn cũng nên để ý đến vấn đề chọn tên miền theo địa danh vì Google chú trọng đến địa lý. Hiện nay khái niệm SEO LOCAL cũng đã xuất hiện nhiều nơi, được nhiền chuyên gia sử dụng. Ví dụ bạn sở hữu một shop bán hàng tại Hà Nội, bạn có thể đặt tên miền website là banhoataihanoi.com hoặc laptopgiarehanoi.com. Rất dễ nhớ cho người dùng và đảm bảo thân thiện cho SEO. Hơn nữa những khách hàng ở ngay địa danh này họ sẽ dành ưu tiên truy cập nhiều hơn.
IV. Mua tên miền giá rẻ ở đâu?
Sau khi bạn đã chọn được cái một vài cái tên ưng ý, bước tiếp theo cần có đó là triển khai mua nó ngay và luôn thôi. Hiện nay có rất nhiều trang web cung cấp dịch vụ tên miền giá rẻ. Nếu bạn có thẻ Visa/Master hay Paypal rồi thì có thể mua tại các trang của nước ngoài như: Namecheap.com, GoDaddy.com,… Nếu bạn chưa có thẻ thanh toán thì có thể mua tại các trang web tại Việt Nam như: Matbao.vn, Nhanhoa.vn, Z.com,…
Dịch vụ tên miền của nước ngoài luôn được đánh giá cao về độ uy tín và luôn có những chương trình khuyến mãi giảm giá tên miền cực kỳ hấp dẫn. Giá chỉ từ 20.000VNĐ cho năm đầu tiên. Bạn vào đó chọn mua tên miền theo ý của mình, xem tên miền đã được đăng ký chưa, nếu chưa thì múc liền vì giá cả cũng ở mức chấp nhận được khi bạn sử dung với coupon domain. Bạn có thể tìm mã giảm giá tên miền mà tôi đã chia sẻ tại đây : Mã giảm giá domain
Như vậy là tôi đã hoàn thành xong bài viết hướng dẫn các bạn cách chọn tên miền đẹp và tối ưu nhất. Nếu bạn có thắc mắc nào về nội dung bài viết của tôi, hãy để lại lời bình dưới khung nhận xét. Tôi sẽ hồi đáp ngay khi có thể.
Chúc bạn thành công !
Your friend,
Hoàng Bảnh.
Cảm ơn bạn vì bài viết rất hay.
You are welcome! 🙂
Cảm ơn Bạn rất nhiều. Bài viết chi tiết và hay.